Như chúng ta đã biết, hiện nay trẻ em đang được sống trong một xã hội hiện đại, xã hội mà công nghệ thông tin đang phát triển từng ngày, từng giờ…. Công nghệ đó rất nhanh, rất hiện đại và đặc biệt là có một sức hấp dẫn và cuốn hút trẻ rất cao. Điều này đã làm phai mờ thói quen xem sách, xem tranh, nghe ông bà, bố mẹ đọc những câu chuyện cổ tích có hình ảnh ông bụt, bà tiên, khơi gợi trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay cho thấy, hầu hết các gia đình của chúng ta hiện nay đều đã bỏ qua thói quen đọc sách cùng con hoặc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích hay ngâm cho trẻ nghe những bài thơ hay…vào mỗi buổi tối khi cả nhà quây quần bên nhau và bên những trang sách, quyển truyện vẫn còn thơm những mùi giấy là rất hạn chế.
Có thể nói:“Một trong những lợi ích đáng kể của việc đọc sách cho trẻ nghe trong độ tuổi mầm non là tạo cho trẻ sự hứng thú học hỏi”. Trẻ trong độ tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ đang phát triển khả năng ngôn ngữ và việc nghe đọc sách, kể chuyện sẽ giúp trẻ phát triển vốn từ và cách phát âm, đặc biệt làm chủ ngôn ngữ tốt hơn khi trưởng thành. Hơn nữa, khi trẻ được trực tiếp đọc sách, trẻ sẽ có cơ hội thể hiện cảm xúc của mình, từ đó giúp cho việc giao tiếp của trẻ với ông bà, bố mẹ và cô giáo của trẻ được tự tin hơn. Song trong quá trình đọc sách, trẻ sẽ có cơ hội bộc lộ cảm xúc của bản thân. Bên cạnh đó việc giao tiếp với ông, bà, bố mẹ, cô giáo và tương tác với các nhân vật trong quá trình đọc sẽ cho trẻ nhiều bài học giao tiếp quý giá. Từ đó phát triển lòng cảm thông và khả năng giao tiếp của trẻ.
Hiểu được ý nghĩa của việc cho trẻ mầm non làm quen với sách, năm học 2020-2021, tập thể trường NDT Hoa Phượng rất chú trọng việc tạo ra những hoạt động nhằm mục đích giúp trẻ có nhiều cơ hội được tiếp xúc với sách qua việc tổ chức và thực hiện giải pháp sáng tạo: “Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ nhà trẻ làm quen với sách, truyện” .
Ngay từ đầu năm học, để việc thực hiện giải pháp có hiệu quả, nhà trường có kế hoạch xây dựng tại nhà trường một nhà sách chung với tên gọi: “Nhà sách Hoa Phượng” và trên mỗi lớp học xây dựng một thư viện sách (góc thư viện) để nhằm thực hiện tốt chuyên đề. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, các loại sách, truyện tranh có hình ảnh to, rõ ràng, các kiểu sách vải màu sắc hấp dẫn, các kiểu rối tay, rối dẹt... phục vụ cho trẻ hoạt động tích cực trong nhà sách của nhà trường và tại các góc thư viện ở các lớp là việc làm mang tính thiết thực nhất.
Nhà trường chỉ đạo các lớp quan tâm đến việc sắp xếp, bố trí, tạo môi trường nhà sách và góc thư viện các lớp: về vị trí, không gian hoạt động, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo khoa học, hợp lý, trẻ dễ lấy, dễ cất, thuận tiện trong việc sử dụng, bảo quản và hoạt động.
Từ những hoạt động trên nhà trường đã thu hút được rất nhiều các bậc phụ huynh, trẻ, giáo viên tham gia rất tích cực cho việc đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện giải pháp của nhà trường. Qua tổ chức các hoạt động trên đã khơi gợi lên cho các bậc phụ huynh, trẻ, giáo viên…trong nhà trường luôn có ý thức quan tâm đến sách càng thêm yêu quý các quyển sách, luôn có ý thức sưu tầm, tìm kiếm, lựa chọn các quyển sách hay loại bớt việc sử dụng điện thoại sau những giờ nghỉ mà thay vào đó là ý thức quan tâm đến những quyển sách hay, có nội dung giáo dục để đọc cho trẻ nghe, khơi gợi ở trẻ sự quan tâm, hứng thú khi tham gia hoạt động cùng sách.
Nhà trường đã trú trọng tạo không gian mới lạ hấp dẫn phù hợp kích thích trẻ tò mò, hào hứng tham gia đọc sách:
Để tạo cho trẻ, kích thích trẻ có thêm nhiều niềm đam mê với sách, nhà trường đã dành cho nhà trường có một không gian thiết kế, tạo nên trong nhà trường có được một nhà sách mang tên “Nhà sách Hoa Phượng”:
Sau khi tạo xong môi trường của nhà sách, để thu hút được sự chú ý của trẻ và các bậc phụ huynh cùng tham gia vào hoạt động này của nhà trường, nhà trường đã tổ chức một buổi khánh thành nhà sách, có mời các bậc phụ huynh, phòng giáo dục và đại diện các trường bạn sang tham dự với nhà trường những hoạt động: Múa sử tử, cắt băng khánh thành….đã tạo được sự hấp dẫn cuốn hút trẻ và các bậc phụ huynh cho trẻ tham gia hoạt động trong nhà sách vào các buổi chiều trong giờ trả trẻ.
Khi vào các khu vực chơi trẻ được chơi, được trải nghiệm với sách trong một không gian vui nhộn, có các loại sách, các kiểu sách khác nhau với nhiều trò chơi, từ đó hình thành cho trẻ niềm đam mê với sách, thích được tham gia hoạt động cùng với sách, hình thành ở trẻ các kỹ năng.
Có thể nói: “Sách là nguồn tri thức quý báu” giáo viên và phụ huynh hãy giúp trẻ tiếp thu được những kiến thức vô giá đó thông qua việc đánh thức nguồn cảm hứng đọc sách cho trẻ. Những cuốn sách xinh xắn, những câu chuyện sinh động hấp dẫn đầu tiên đến với trẻ như một đồ chơi đặc biệt. Trong quá trình tương tác với sách, trẻ được hoạt động, được nghe và tập kể lại những câu chuyện thú vị. Xem sách, xem tranh, nghe kể chuyện trở thành nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ. Dần dần tình yêu với sách, thích xem sách, xem tranh, ham thích sách được hình thành. Đây chính là cơ sở vững chắc sau này để phát triển văn hóa đọc ở mỗi con người. Cho dù mai sau, khi xã hội sẽ phát triển cao hơn, con người có thể đọc sách trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet, thì vẫn chắc chắn một điều: Sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hoá truyền thống lâu đời vốn có của nó.
Sau khi thực hiện giải pháp sáng tạo “Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động cho trẻ nhà trẻ làm quen với sách, truyện”, nhà trường rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cũng như các chị em đồng nghiệp để việc triển khai và thực hiện giải pháp được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao. Sau 1 năm thực hiện giải pháp, nhà trường nhận thấy rằng việc “ Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động cho trẻ nhà trẻ làm quen với sách, truyện” rất có ý nghĩa đối với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ và các biện pháp nhà trường đã thực hiện rất hiệu quả vì vậy nhà trường rất mong muốn những giải pháp trên sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các trường mầm non trong toàn quận./.